Điều này sẽ giúp việc triển khai thuận lợi, ai muốn đi nhanh sẽ vào phần đường BOT và ngược lại, tránh gây phản ứng không đáng có.
Mặt khác, đúc kết từ kinh nghiệm khi nghiên cứu làm BOT đường trên cao, vấn đề đau đầu nhất là giải quyết bài toán ách tắc giao thông.
Mở rộng quốc lộ 1 đoạn từ An Lạc (quận Bình Tân) đến Long An dài 9,6 km, tổng vốn gần 12.900 tỉ đồng là một trong 5 dự án được đề nghị đầu tư BOT trên tuyến đường hiện hữu (Trong ảnh: Quốc lộ 1 qua huyện Bình Chánh, TP HCM). Ảnh: Đăng Thư.
Ví dụ với đường Cộng Hòa, nếu chúng ta làm đường trên cao từ đường Cộng Hòa đến nút giao Trường Chinh thì điểm kẹt xe từ Trường Chinh sẽ chuyển về công viên Hoàng Văn Thụ. Như vậy, việc đầu tư BOT không có ý nghĩa nữa.
Do đó, thành phố phải đưa ra các tiêu chí kết nối tổng thể, nâng cao năng lực thông hành và giải quyết được bài toán giao thông khi kêu gọi đầu tư dự án BOT.
Nếu không, việc triển khai BOT không khéo sẽ trở thành việc dời điểm kẹt xe từ chỗ này sang chỗ khác. Như vậy, chắc chắn khi thực hiện sẽ tạo ra sự phản ứng rất lớn từ dư luận.
Đã có nhiều dự án BOT được kêu gọi đầu tư trước đây. Tuy nhiên, không nhiều dự án huy động được doanh nghiệp. Thất bại chủ yếu do nhà nước chưa đặt mình vào vị trí nhà đầu tư. Khi bỏ vốn ra đầu tư, nhà đầu tư chỉ quan tâm có thu hồi được hay không, nên các dự án BOT kêu gọi đầu tư cần phải khả thi.
Để thu hút nhà đầu tư tham gia, thành phố cần có thêm tiêu chí đánh giá tính khả thi trong việc hoàn vốn cho doanh nghiệp. Bởi ít có doanh nghiệp nào chịu bỏ tiền ra khi họ chỉ nhìn thấy trước sự rủi ro.
Ngoài ra, đổi với các dự án đưa vào diện đầu tư BOT trên đường hiện hữu, cơ quan chức năng cần xem xét tổng thể, đánh giá tính chất và vai trò quan trọng của tuyến đường định đầu tư.
Đó phải là những trục cửa ngõ, kết nối vùng (kết nối trực tiếp đường vành đai, quốc lộ, cao tốc) và kết nối các đầu mối kinh tế lớn (cảng biển, đô thị vệ tinh, khu công nghiệp, công trình đầu mối giao thông).
Đặc biệt, khi đầu tư cần phải xác định sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông ra sao. Ngoài việc đánh giá, xem xét khả năng huy động nguồn vốn đầu tư từ nhà đầu tư tham gia vào dự án BOT, cần đánh giá cả khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách tham gia dự án.
Lê Quốc Bình
(Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận