Đường sắt

Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long

Tình trạng họp chợ, xây dựng công trình dưới gầm cầu, hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long cần sớm xử lý triệt để...

Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long- Ảnh 1.

Hôm nay (5/7), Cục Đường sắt VN đã phối hợp với các lực lượng công an, chính quyền địa phương và đơn vị đường sắt tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ cầu Thăng Long từ trụ cầu N38 đến trụ cầu N48 gầm dẫn đường sắt phía nam cầu tuyến Bắc Hồng - Văn Điển.

Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long- Ảnh 2.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông tại hiện trường, dọc theo gầm cầu tại khu vực này, người dân họp chợ tạm đông đúc, kinh doanh đủ các mặt hàng. Không những thế còn xây dựng cả công trình nhà ở, dựng lều bạt, quây tôn, làm kho chứa hàng hóa, bãi để ô tô, xe máy... Khu vực này thuộc địa bàn phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Đức Tuấn, Phó giám đốc Công ty CP Đường sắt Hà Thái cho biết, theo rà soát của đơn vị, từ trụ cầu N38 đến trụ cầu N48 có 113 công trình nhà ở, lều bạt, quây tôn... trong phạm vi bảo vệ cầu. Các công trình này đã vi phạm nghiêm trọng kết cấu công trình đường sắt và hành lang bảo vệ cầu Thăng Long, nguy cơ cháy nổ và mất an ninh trật tự tại khu vực gầm cầu.

Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long- Ảnh 4.

Ông Tuấn cho biết, tình hình vi phạm rất phức tạp, nhiều nhà tạm xây dựng bằng tôn trong thời gian rất nhanh, có nhà chỉ trong vài tiếng đã xong khung. Vì vậy, công ty đã nhiều lần báo cáo cấp thẩm quyền, chính quyền địa phương để xử lý và đã có kế hoạch giải tỏa. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa được triển khai thực hiện.

Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long- Ảnh 5.

Về biện pháp xử lý, ông Tuấn cho biết, Công ty CP Đường sắt Hà Thái sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, đặc biệt là phường Xuân Đỉnh thống kê chi tiết vi phạm và đề nghị phường xây dựng kế hoạch giải tỏa; đồng thời đề nghị chính quyền các cấp có phương án xây dựng, trồng cây cảnh, hoa để quản lý đất dành cho đường sắt (Ảnh: Lực lượng chức năng kiểm tra các vị trí vi phạm).

Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long- Ảnh 6.

Về phía địa phương, ông Nguyễn Văn Hùng, công chức địa chính Ủy ban nhân dân (UBND) phường Xuân Đỉnh cho biết, nhiều năm qua khu vực gầm cầu đường sắt này có tình trạng một số hộ dân lấn chiếm, sử dụng vào hành lang, gầm cầu.

Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long- Ảnh 7.
Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long- Ảnh 8.

Đoạn dọc gầm cầu theo đường Nguyễn Đình Tứ đến nút giao chợ tạm Tân Xuân, UBND phường Xuân Đỉnh đã nhiều lần hỗ trợ, phối hợp với Công ty CP Đường sắt Hà Thái giải tỏa. Sau giải tỏa đã tiến hành quây hàng rào tôn để bảo vệ đoạn gầm cầu đường sắt này. Với đoạn từ ngõ 85 Tân Xuân đã phát sinh chợ cóc do nhu cầu từ người dân. Sau nhiều lần xử lý nhưng người dân vẫn tái vi phạm, năm 2017, căn cứ tình hình thực tế, phường đã có quyết định cho thành lập chợ tạm (Ảnh: Công trình lấn chiếm, vi phạm đất đường sắt).

Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long- Ảnh 9.

Lán tạm quy mô được dựng tôn dựng ngay dưới gầm cầu.

Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long- Ảnh 10.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, quyết định cho phép thành lập chợ tạm là chưa phù hợp với các quy định pháp luật. Vì vậy, vừa qua, UBND phường Xuân Đỉnh đã có quyết định thu hồi quyết định lập chợ tạm này và đã ra văn bản thông báo đến các hộ dân kinh doanh, đến tổ dân phố để vận động các hộ dân. Từ nay đến 1/8/2024 sẽ phải chấm dứt kinh doanh chợ tạm. (Ảnh: Để bảo vệ hành lang công trình, đơn vị đường sắt đã làm hàng rào bảo vệ bằng ray cũ, nhưng người dân vẫn dựng cả công trình vi phạm trên rào).

Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long- Ảnh 11.

Thực trạng lộn xộn, nhếch nhác khu vực lấn chiếm dưới gầm cầu.

Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long- Ảnh 12.

Nhiều phế thải, vật liệu dễ cháy dưới gầm cầu, nguy cơ cháy cao.

Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long- Ảnh 13.

Hộ dân vi phạm còn "tận dụng" trụ cầu để téc nước.

Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long- Ảnh 14.

Chị Trần Thị Kim, tiểu thương kinh doanh tại chợ tạm Tân Xuân cho biết, chị thuê lại của chủ lán để kinh doanh đã 4 năm. Giờ chính quyền thu hồi vì trong đất đường sắt, dù không muốn chị cũng sẽ chấp hành để đảm bảo an toàn. “Tuy nhiên, phía ngoài đất đường sắt, chúng tôi kiến nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện cho bà con tiếp tục kinh doanh, mưu sinh”, chị Kim kiến nghị.

Hàng quán "bủa vây" hành lang bảo vệ đường sắt cầu Thăng Long- Ảnh 15.

Sau khi kiểm tra, rà soát, đoàn kiểm tra đã thống nhất các biện pháp xử lý. Theo đó, đơn vị đường sắt phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát, thống kê các vị trí vi phạm và cả người đang sử dụng công trình vi phạm. Sau ngày 1/8/2024, nếu các hộ dân vi phạm không chấp hành, báo cáo UBND quận Bắc Từ Liêm để tổ chức giải tỏa theo quy định (Ảnh: Lực lượng chức năng rà soát tình hình chợ tạm Tân Xuân).


Quảng Nam: Đề nghị xóa bỏ loạt lối đi tự mở mất an toàn qua đường sắtQuảng Nam: Đề nghị xóa bỏ loạt lối đi tự mở mất an toàn qua đường sắt

Nhiều lối đi tự mở qua đường sắt tại Quảng Nam bị phá dỡ rào thu hẹp để cho xe ô tô đi qua đường sắt, có nguy cơ cao xảy ra tai nạn.




 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.