Kết nối giữa các xưởng có hệ thống đường ray khổ lồng (cả khổ 1.435mm và khổ 1.000mm) và cầu lăn. Đầu máy, toa xe sẽ được kéo từ xưởng lên cầu lăn, sau đó cầu lăn được điều khiển vào đúng vị trí đường ray cần đưa đầu máy, toa xe vào xưởng để kéo sang.
Đầu máy hơi nước 141-179 dài khoảng 19m (bao gồm cả xe than), 11,5m (không bao gồm xe than); rộng 2,75m, cao 3,8m. Trọng lượng khoảng 100 tấn (có than và có nước), khoảng 70 tấn (không có than và không có nước). Giải thích cơ chế hoạt động, ông Nguyễn Anh Tuấn, thành viên HĐQT, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Xe lửa Gia Lâm cho biết, trên đầu máy sẽ có kíp lái, trong đó có lái chính, phụ lái, công nhân xúc than... Than sẽ được xúc vào lò để đốt, đun sôi nước lấy hơi, hơi theo các hệ thống ống đến các xi-lanh làm chuyển động các bánh xe đầu máy. Từ chuyển động quay lấy dòng điện cấp cho đèn chiếu sáng trên đầu máy.
Các công việc chuẩn bị cho triển lãm diễn ra từ 17-26/11/2023 đang được tiến hành khẩn trương. Đường sắt cũng đã mở bán vé các đoàn tàu từ Hà Nội đến Gia Lâm và ngược lại để phục vụ khách tham quan với giá vé hấp dẫn, chỉ 20.000 đồng/vé/lượt. Cụ thể, các ngày diễn ra lễ hội từ ngày 18/11 đến hết ngày 26/11/2023, các tàu LH3 xuất phát ga Hà Nội lúc 8h00, LH5 xuất phát ga Hà Nội lúc 13h20; chiều ngược lại, tàu LH4 xuất phát ga Gia Lâm lúc 10h50, tàu LH6 xuất phát lúc 16h00.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận