Mắc kham - loại quả đặc trưng của núi rừng, còn được gọi là me rừng, chùm ruột núi, quả lý gai. Quả mắc kham có hình tròn, vỏ mọng, có hạt, có màu xanh, khi chín hơi vàng nhạt, vị hơi chua và đắng nhẹ.
Theo Y học cổ truyền Ấn Độ, toàn bộ cây - bao gồm quả, lá, hạt mắc kham đều có giá trị chữa bệnh và được đánh giá cao trong việc lựa chọn nghiên cứu thuốc với ít tác dụng phụ.
Mắc kham có nhiều tại vùng Tây Bắc nước ta. (Ảnh minh họa)
Loại quả này rất giàu vitamin C, vitamin A, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt và các chất dinh dưỡng khác. Nó được mệnh danh là thực phẩm "làm ẩm phổi và giảm ho". Hạt mắc kham có tác dụng tiêu đờm, thông phổi, họng, hỗ trợ tiêu hóa.
Vào mùa khô, mọi người có xu hướng cảm thấy khó chịu do cổ họng khô. Ăn mắc kham có thể làm giảm bớt vấn đề này một cách hiệu quả và cung cấp đủ độ ẩm cho cổ họng.
Quả mắc kham giàu vitamin C, chiếm 600 - 800% giá trị vitamin C cần hàng ngày. Do đó nó đem đến nhiều tác dụng đối với hệ miễn dịch như giảm tổn thương tế bào và viêm nhiễm, đặc biệt là tình trạng viêm mãn tính có liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường type 2, bệnh tim hay các rối loạn tự miễn dịch.
Không chỉ ăn ngon, mắc kham còn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với người hay bị đau bụng kinh. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, có tác dụng chống lão hóa bởi hàm lượng vitamin C là một chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa các tổn thương tế bào, giúp làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Một số bằng chứng cho thấy, chiết xuất quả mắc kham có thể thúc đẩy sự phát triển tóc và ức chế một loại enzyme gây rụng tóc. Đồng thời nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng, chiết xuất quả mắc kham có thể giúp bảo vệ và chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng có liên quan tới tuổi tác bằng cách cải thiện sức khỏe ty thể của tế bào mắt.
Nhiều người mê mẩn quả mắc kham vì hương vị vô cùng đặc biệt khi ăn. (Ảnh minh họa)
Theo Healthline, trong các nghiên cứu ống nghiệm và trên động vật, chiết xuất từ quả mắc kham cho thấy có thể hỗ trợ tiêu diệt một số loại tế bào ung thư bao gồm ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng và ung thư phổi.
Hơn nữa, chiết xuất này còn có thể đóng vai trò trong việc ngăn ngừa ung thư hiệu quả nhờ tác dụng chống oxy hóa cao của phytochemical như tanin, flavonoid cùng hàm lượng vitamin C.
Nước ép từ quả mắc kham. ( Ảnh minh họa)
Người bị bệnh tim mạch khi ăn mắc kham có tác dụng giảm lượng tích tụ cholesterol xấu trong máu bởi có hàm lượng crom cao.
Điều này giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch hoặc tích tụ các mảng bám trong mạch, động mạch. Từ đó chống lại tình trạng đột quỵ và đau tim. Mặt khác, lượng sắt cao trong mắc kham còn hỗ trợ thúc đẩy việc sản sinh máu mới và giúp lưu thông máu nhanh.
Quả mắc kham là một trong những loại thuốc dân gian được chế biến theo nhiều cách khác nhau. (Ảnh minh họa)
Trong Đông y, quả mắc kham vị chua ngọt, hơi chát, tính mát có công năng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm...
Lá mắc kham có vị cay, tính bình có tác dụng lợi tiểu. Rễ cây mắc kham có vị đắng chát, tính bình, có tác dụng hạ huyết áp. Hoa mắc kham có tác dụng làm mát cơ thể, hạ nhiệt và nhuận tràng.
Ở Ấn Độ, nước lên men của quả mắc kham có thể được dùng như thuốc trị vàng da, khó tiêu hay trị ho. Ở Thái Lan, chiết xuất quả mắc kham cũng được lấy để sản xuất thuốc long đờm, thuốc lợi niệu, tiêu chảy...
Ngoài ăn quả tươi, mắc kham có thể chế biến theo nhiều cách như ngâm rượu, ướp muối ớt, ướp đường, làm nước ép… Mắc kham ướp giấm là món ăn được yêu thích nhất, bởi có sự kết hợp hài hòa của 4 vị chua - chát - mặn - ngọt kích thích vị giác.
Nhìn chung, quả mắc kham có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không nên lạm dụng để chữa bệnh khi chưa có tham khảo và tư vấn từ bác sĩ.
(Nguồn: Sohu, Health)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận