Theo Sohu & NetEase, ngoài là rau ăn, ngải cứu cũng là loại dược liệu tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt, loại rau mọc dại này còn được coi là "thần dược" đối với phụ nữ.
Từ rất lâu, ngải cứu đã được sử dụng như một loại rau, một cây thuốc quý trồng sau vườn để giải nhiệt, giúp người mới ốm dậy mau khỏe, giúp giảm đau, chống viêm, giảm ho, thông tia sữa cho phụ nữ sau sinh...
Ngoài ra, rau ngải cứu cũng có thể làm được nhiều món ăn ngon hấp dẫn, thậm chí còn rất tốt cho sức khỏe.
Tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ phụ nữ
Trừ cảm lạnh, làm đẹp da
Việc dùng lá ngải cứu khô để nấu nước ngâm chân có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, điều hòa âm dương trong cơ thể, trừ cảm lạnh.
Ngoài ra, cách ngâm chân bằng lá ngải cứu giúp đẩy khí lạnh từ trong người ra ngoài. Nhờ đó trông bạn có sức sống hơn, da mặt sẽ trở nên hồng hào căng bóng, ngày càng rạng rỡ.
Trị đau xương khớp
Nhiều phụ nữ sau khi sinh con bị đau nhức xương khớp, việc tắm bằng lá ngải cứu sẽ cải thiện tình trạng này. Cách làm: Dùng 50 gram ngải cứu khô và vài lát gừng để đun nước tắm.
Ngải cứu khô tác dụng điều hòa khí huyết, giúp làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn và giảm đau nhức. Phụ nữ sau khi sinh dễ sinh phong hàn, nên thường xuyên dùng ngải cứu đun nước tắm.
Trị gàu, giảm ngứa đầu
Ngải cứu tiêu viêm, kháng khuẩn nên tác dụng trị ngứa và gàu rất tốt mà không gây hại cho tóc.
Thời gian đầu, bạn gội bằng nước ngải cứu khoảng 3 lần/tuần. Sau khi da đầu hết ngứa, có thể gội 1-2 lần/tuần. Kiên trì thực hiện phương pháp này, tóc sẽ ngày càng bồng bềnh và hết ngứa.
Ngoài ra, nước ngải cứu giúp đả thông kinh mạch trên đầu, giải phong hàn, từ đó bạn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái nhẹ nhõm, giảm đau đầu, ngủ ngon hơn.
Điều trị nấm da chân, phù nề
Lá ngải cứu tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Việc kiên trì ngâm chân bằng nước lá ngải cứu có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân, từ đó ngăn ngừa bệnh nấm da chân, giảm phù nề.
Điều hòa kinh nguyệt
Lá ngải cứu được gọi là thảo dược cho sức khỏe phụ nữ, thích hợp với phụ nữ khí huyết ngưng trệ. Nhiều chị em gặp vấn đề kinh nguyệt không đều, tay chân lạnh, uống chút trà ngải cứu sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Ngoài ra, trà ngải cứu còn giúp làm ấm tử cung, từ đó giúp cải thiện sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Trên đây là tác dụng tuyệt vời của rau ngải cứu đối với sức khoẻ. Hãy thường xuyên bổ sung loại rau này vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé.
Các món ăn ngon, bổ dưỡng từ ngải cứu
Trứng chiên ngải cứu
Trứng chiên ngải cứu là một trong món ăn từ ngải cứu để bạn có thể thay thế cho món trứng chiên lá mơ hay trứng chiên cà chua thân thuộc. Món ăn này khá bổ dưỡng vì nó còn có thể giúp điều hòa và bổ khí huyết, chữa đau đầu, đau bụng kinh, mất ngủ...
Nguyên liệu
Trứng gà: 3 quả; Ngải cứu: 1 bó nhỏ; Hành khô: 1 củ; Gia vị thông dụng
Cách làm
Ngải cứu mua về nhạt bỏ phần nhánh già và lá vàng, sâu chỉ lấy phần ngọn và lá non. Rửa sơ rồi ngâm nước muối tầm 5 phút, sau đó rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ, cho vào tô.
Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng.
Đập trứng gà cho phần nhân trứng cho vào tô ngải cứu. Nêm vào 1 muỗng cà phê nước mắm, ½ muỗng cà phê bột canh, 1 muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng cà phê hạt tiêu và hành khô thái lát, đánh đều để tan hết gia vị.
Cho dầu ăn vào chảo, lượng dầu đủ láng đều mặt chảo là được. Đợi dầu nóng thì cho hỗn hợp trứng ngải cứu vào và chiên ở nhiệt độ vừa phải.
Chiên khoảng hơn 1 phút, thấy mặt dưới bắt đầu se lại thì dùng xẻng chiên lật mặt còn lại để rán tiếp thêm 1 phút nữa đến khi thấy 2 mặt chín đều là tắt bếp.
Cho món trứng chiên ngải cứu ra đĩa và nên ăn lúc nóng, chấm cùng với tương ớt hoặc gia vị muối tiêu chanh ớt.
Gà ác hầm ngải cứu
Nếu không biết ngải cứu nấu món gì ngon thì hãy tham khảo ngay công thức làm món gà ác hầm ngải cứu sau đây. Đây là món ăn cực kỳ tốt cho sức khỏe, phù hợp cho mọi lứa tuổi và đối tượng, đặc biệt là những mẹ bầu và người vừa khỏi bệnh.
Nguyên liệu
Gà ác: 2 kg Ngải cứu: 120 g Nước dùng hầm xương gà: 600 ml (hoặc nước lạnh) Nghệ: 1 củ Gừng gừng: ½ củ Rượu trắng: 10 ml Gia vị thông dụng
Cách làm
Gừng, nghệ rửa sạch gọt vỏ và băm nhỏ.
Ngải cứu nhặt lấy phần lá và phần ngọn non để riêng, phần thân già để riêng . Lá và phần ngọn non ngải cứu rửa sạch, để ra rổ cho ráo nước, phần thân già rửa sạch cho vào túi lọc trà để bỏ vào hầm cùng gà.
Gà ác cắt tiết, làm sạch lông, xát muối, sau đó rửa sạch lại bằng nước.
Nhồi một ít lá ngải cứu vào bụng gà, dùng tăm xiên kẹp bụng lại cho ngải cứu khỏi rơi ra ngoài. Sau đó, xếp một một nửa phần lá ngải cứu đã rửa sạch xuống đáy nồi, xếp gà lên trên, trên cùng để túi lọc trà có ngải cứu. Đổ nước ngập gà đun sôi.
Khi nước sôi bạn đậy vung lại, hạ lửa nhỏ, đun thêm khoảng 20 – 30 phút, tắt bếp, ngâm gà trong nồi khoảng 30 phút nữa và nêm gia vị gồm hạt nêm, mì chính và muối vừa ăn.
Cuối cùng, bạn cho 1 thìa rượu trắng vào, đảo đều (phần rượu này sẽ làm cho món ăn dậy mùi thơm nhưng không bắt buộc).
Gà ác tần ngải cứu nên ăn lúc nóng mới ngon và không bị tanh.
Trứng hấp ngải cứu
Ngoài món trứng gà chiên ngải cứu thì bạn cũng có thể biến tấu với món trứng hấp ngải cứu đơn giản sau đây.
Nguyên liệu
Thịt heo xay: 50g Trứng gà: 3 quả Lá ngải cứu: 20g Hành tím băm: 2 củ Ớt cắt nhuyễn: 1 ít Gia vị thông dụng
Cách làm
Cho thịt heo xay ra chén, cho vào ½ muỗng cà phê hạt nêm, 2 củ hành tím băm, trộn đều. Ướp thịt trong 15 phút.
Đập 3 quả trứng gà vào tô, cho vào thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê tiêu, ½ muỗng cà phê bột ngọt, đánh đều trứng với gia vị.
Lá ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ. Sau đó, cho thịt xay đã ướp thấm gia vị và 20g lá ngải cứu vào tô trứng gà, đánh cho các nguyên liệu hoà đều vào nhau.
Tráng đều 1/2 muỗng cà phê dầu ăn vào lòng tô, đổ hỗn hợp trứng đã trộn đều vào. Tiếp theo cho tô trứng vào xửng hấp, đậy vung hấp trong 20 phút.
Sau 20 phút mở vung thấy trứng đã đông cứng mặt, nghiêng không chảy nước là trứng đã chín. Lấy trứng ra rắc lên trên một ít ớt cắt nhuyễn cho đẹp mắt và tăng hương vị là hoàn thành.
Chân giò hầm ngải cứu
Chân giò hầm ngải cứu là một trong những món ăn từ ngải cứu cực kỳ ngon và bổ dưỡng.
Nguyên liệu
Chân giò: 500g Ngải cứu: 100g Táu tàu: 10 quả Hạt kỷ tử: ½ muỗng canh Gia vị thông dụngCách nấu
Chân giò khi mua về dùng dao cạo sạch phần lông còn sót lại (nếu có), đem rửa sạch với nước muối rồi chặt thành khúc vừa ăn.
Chuẩn bị một nồi nước sôi và cho chân giò vào chần qua trong 2 - 3 phút ở lửa lớn, sau đó vớt ra và rửa sạch lại với nước để khử mùi hôi của chân giò.
Ngải cứu loại bỏ những lá sâu, héo (nếu có), sau đó rửa sạch và để ráo.
Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước vào ninh chân giò trong 30 phút ở lửa vừa.
Sau đó cho ngải cứu, táo tàu và hạt kỷ tử vào. Nêm thêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê đường và đảo đều cho thấm gia vị.
Đậy nắp lại và ninh thêm 15 - 20 phút tới khi chân giò chín mềm thì tắt bếp. Cho món ăn ra tô thưởng thức thôi nào!
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận