Trong Đông y, rau ngót có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ khí hư, lợi tiểu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, bổ huyết, cầm huyết… và nhiều công dụng chữa bệnh khác.
Rau ngót là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt.
Loại rau này có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao như, chất béo, protein, sắt, canxi, phốt pho và các loại vitamin.
Ngoài ra, rau ngót cũng biết đến là một thực phẩm thanh mát, lành tính và rất dễ chế biến, dễ kết hợp với tôm, thịt nên được nhiều người nội trợ ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong các bữa ăn gia đình.
Giá trị dinh dưỡng trong 100g rau ngót. (Nguồn: Vinmec.com)
Đặc biệt, rau ngót còn có hàm lượng vitamin A và C cao hơn hẳn so với các loại trái cây họ cam bưởi.
Tuy có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không phải ai cũng có thể thoải mái ăn rau ngót tuỳ thích, nhất là những người này.
Rau ngót còn có hàm lượng vitamin A và C cao.
1. Phụ nữ đang mang thai
Rau ngót vốn rất lành, tốt cho phụ nữ sau sinh hoặc đẻ non. Nhưng đối với những người đang mang thai tuyệt đối không nên ăn nhiều.
Theo một số nghiên cứu, trong rau ngót có chứa hợp chất mang tên Papaverin. Chất này khi vào cơ thể sẽ gây ra hiện tượng co bóp tử cung, co thắt cơ trơn tử cung rất dễ gây sảy thai.
Bởi vậy, phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là không được giã lá rau ngót sống chắt lấy nước uống để tránh gây hậu quả đáng tiếc.
2. Người cao tuổi, người hay bị mất ngủ
Ở một số trường hợp, do tiêu thụ rau ngót quá nhiều đã xảy ra hiện tượng mất ngủ hoặc khó ngủ. Nguy hiểm hơn, nhiều người do uống quá nhiều nước rau ngót sống trong thời gian dài cũng bị khó thở và ăn uống kém dần.
Chỉ nên ăn với số lượng nhỏ, vừa phải, tối đa là 50g/ngày.
Tuy triệu chứng mất ngủ sẽ hết sau 1 ngày ngừng ăn loại rau này, nhưng người người già, người có tiền sử bị mất ngủ hay khó ngủ tuyệt đối không nên ăn quá nhiều rau ngót.
Để không bị những nguy cơ trên ghé thăm, chuyên gia Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo khi sử dụng rau ngót chỉ nên ăn với số lượng nhỏ, vừa phải, tối đa là 50g/ngày và không ăn liên tục trong 3 tháng.
3. Trẻ thiếu canxi, còi xương
Rau ngót sản sinh ra chất Glucocorticoid cản trở quá trình hấp thụ phốt pho và canxi.
Theo các chuyên gia, trong quá trình tiêu hóa, rau ngót sẽ sản sinh ra chất Glucocorticoid. Nếu chất này được sản sinh quá nhiều sẽ cản trở quá trình hấp thụ phốt pho và canxi trong cơ thể con người.
Bởi vậy, chỉ nên ăn rau ngót với một lượng vừa phải, chia làm một vài lần trong tuần, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc cơ thể sẽ bị giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Ngoài ra, khi chế biến rau ngót cần rửa sạch, nấu chín và bỏ thói quen vò rau ngót trước khi nấu vì như vậy rất dễ làm mất đi các chất dinh dưỡng có lợi trong loại rau này.
Thực đơn hàng ngày nên được thay đổi thường xuyên, đa dạng hóa bữa ăn.
Theo chuyên gia Viện Dinh dưỡng, bữa ăn đầy đủ chất là bữa ăn cung cấp đủ năng lượng, cân đối, với 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, chất đường bột và nhóm rau xanh, quả chín.
Thực đơn này nên được thay đổi thường xuyên, đa dạng hóa bữa ăn, phối hợp thực phẩm nguồn gốc động vật, thực vật.
Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng phối hợp với việc vận động hợp lý chúng ta mới có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và tăng sức đề kháng phòng chống bệnh tật trong mùa dịch.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận