Chất lượng sống

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo chuẩn, đơn giản nhất 2022

22/01/2022, 11:22

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng ông Công ông Táo thường thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp (23/12 âm lịch) hàng năm.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo với ý nghĩa tiễn các vị quan cai quản đất đai và bếp núc lên báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm tốt xấu của gia chủ trong năm vừa qua. Qua đó cũng thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai, bếp núc.

img

Mâm lễ mặn cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo gồm có bộ mã tượng trưng gồm 3 mũ, 3 đôi hài, 3 bộ áo. Màu sắc mũ, áo của ông Công, ông Táo sẽ thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Để tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời, người dân cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh (thả ra ao, hồ, sông) sau khi cúng. Thời gian gần đây, cũng nhiều người sử dụng cá làm bằng giấy (cá mã) để hoá khi hoá quần áo mã.

img

Mâm lễ ông Công ông Táo được chuẩn bị đầy đủ, cầu kỳ

Cũng tuỳ gia đình mà có cách sắp mâm lễ cúng ông Công ông Táo khác nhau, thường chia làm cỗ mặn và cỗ chay. Cỗ mặn thường có: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng, 1 con cá chép rán hoặc cá chép sống, 1 bát canh mọc hoặc canh măng, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng (Gợi ý: Cách đồ xôi gấc truyền thống, Cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện), 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã.. Sau khi hết tuần hương, hạ lễ thụ lộc, bộ vàng mã được đốt (hoá) tựa ý gửi cho ông Công ông Táo diện khi lên trầu Ngọc Hoàng.

img

Nhiều gia đình đã làm lễ cúng ông Công ông Táo sớm

Hiện nay cũng có nhiều gia đình ăn chay và cúng đồ chay, lễ cúng đơn giản như xôi chè, hoa quả... nhưng trang trí khá cầu kỳ, bắt mắt.

Cúng ông Công ông Táo ở đâu trong nhà?

Trong văn hóa của người Việt, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.

Trên thực tế, không có một tài liệu nào quy định rõ ràng về việc vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu bởi còn khá nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh vấn đề này.

img

Mâm lễ cúng chay

Tuy nhiên, theo quan niệm của người Việt Nam, cúng bái luôn là một trong những việc yêu cầu sự trang nghiêm, chính vì thế lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng.

Và thường thì các gia đình Việt Nam sẽ có bàn thờ ông Táo riêng, điều này sẽ giúp lễ cúng thêm trang nghiêm hơn.

img

Cá chép chay làm bằng xôi màu

Theo nhiều chuyên gia, nếu gia đình nào không có ban thờ ông Công ông Táo riêng thì nên thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ Thần Linh hoặc gia tiên chứ không nên đặt trong nhà bếp.

Mặc dù còn khá nhiều quan niệm khác nhau xung quanh việc cúng ông Công ông Táo ở đâu thế nhưng dù thực hiện lễ cúng này ở trong bếp hay ở bàn thờ riêng, hay bàn thờ Thần Linh thì gia chủ cũng cần thể hiện sự thành tâm của mình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.