Theo số liệu nhập khẩu đến ngày 15/7 của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu than đạt hơn 2,4 triệu tấn, kim ngạch hơn 141,5 triệu USD.
Tính từ đầu năm đến nay, nhập khẩu than đạt hơn 33,9 triệu tấn với tổng kim ngạch hơn 2,4 tỷ USD.
Như vậy, lượng than nhập khẩu tăng mạnh tới hơn 11 triệu tấn, tương đương hơn 49%, tuy nhiên, kim ngạch chỉ tăng khoảng 245 triệu USD, tương đương hơn 11%.
Việt Nam từ trước đến nay luôn là nước xuất khẩu than, các hoạt động nhập khẩu than chủ yếu là nhỏ lẻ và do các doanh nghiệp tự thực hiện. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc nhập khẩu than đang tăng nhanh. Điều này cho thấy, việc sử dụng than trong nước đang hạn chế.
Hiện nay, tại Việt Nam, tham gia thị trường nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện ngoài TKV, Tổng công ty Đông Bắc còn có PV Power Coal thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nhập khẩu cho các dự án nhiệt điện của PVN, EVN nhập khẩu than cho các dự án nhiệt điện của EVN.
Còn các chủ đầu tư BOT tự nhập than cho các dự án nhiệt điện của mình cũng như nhiều doanh nghiệp thương mại trong và ngoài nước khác tham gia cung ứng than nhập khẩu về Việt Nam.
Như vậy, thị trường than Việt Nam cung cấp cho các nhà máy điện phụ thuộc nhiều vào nguồn than nước ngoài. Từ đó cho thấy, lượng nhập khẩu sẽ còn tiếp tục tăng nếu không có giải pháp cấp bách cho ngành than khi phải đạt được nhiệm vụ đề ra của quy hoạch điện.
Cụ thể, để đáp ứng nhu cầu điện trong nước đến năm 2020, phải có tổng công suất các nhà máy điện đạt 75.000 MW, trong đó các nhà máy nhiệt điện than chiếm 48% tổng công suất và đến năm 2030 tổng công suất các nhà máy điện phải đạt 146.800 MW và tỷ trọng của các nhà máy nhiệt điện than được nâng lên 51,6%
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận