Trao đổi với Báo Giao thông, ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai cho biết, siêu bão Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 10 năm qua đang tiến vào Việt Nam và có sức tàn phá rất lớn, đòi hỏi công tác ứng phó kỹ lưỡng.
Siêu bão Yagi được dự báo có diễn biến nhanh và phức tạp. Ông có thể thông tin rõ hơn về đường đi của bão?
Đây là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng, vùng gió mạnh cấp 8, bán kính 250km, vùng gió mạnh trên cấp 10 khoảng 150km, vùng gió mạnh cấp 12 khoảng 80km xung quanh tâm bão.
Gấp rút làm bản đồ lũ, tránh ảnh hưởng các công trình giao thông
Chiều 5/9, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến về diễn biến cơn bão số 3 (Yagi), công tác chuẩn bị ứng phó tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương chỉ còn chưa đầy 1 ngày để chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó. Do đó, ông Hoan kêu gọi phải ưu tiên những việc giúp ích trực tiếp cho người dân, nhất là tại vùng tâm bão đi qua tại Quảng Ninh, Hải Phòng.
"Người dân cần cập nhật định kỳ thông tin về bão số 3. Riêng trong ngày thứ bảy (7/9), đề nghị mọi người trong vùng hoàn lưu bão ở nhà, tránh ra đường", ông Hoan nói.
Phát biểu kết luận, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu đề cao tinh thần cảnh giác, phát huy "4 tại chỗ" kịp thời, chính xác, phối hợp nhịp nhàng trong công tác ứng phó với bão số 3.
Phó thủ tướng yêu cầu cơ quan khí tượng gấp rút làm bản đồ về lũ gửi cho địa phương, tránh ảnh hưởng đến các công trình giao thông. Đối với các tỉnh vùng cao, Phó thủ tướng yêu cầu cần cập nhật thường xuyên bản đồ dự báo về lũ quét, lũ ống, nguy cơ sạt lở, đứt gãy địa chất. Từ đó di dời dân cư ở các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
Ông yêu cầu các bản tin, thông tin dự báo bão phải cụ thể, dễ hiểu, đơn giản để người dân chủ động phòng tránh; tăng cường các bản tin dự báo, thường xuyên trao đổi, làm việc với trung tâm dự báo các nước.
Phó thủ tướng yêu cầu cơ quan khí tượng gấp rút làm bản đồ về lũ gửi cho địa phương, tránh ảnh hưởng đến các công trình giao thông.
Khoảng chiều đến đêm ngày 7/9 bão di chuyển vào đất liền các tỉnh Bắc Bộ, sau đó di chuyển sang phía Tây Bắc Bộ, suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần.
Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, khu vực các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có Hà Nội) và Thanh Hoá có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 150-350mm, cục bộ có nơi trên 500mm. Các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ phổ biến 100-150mm.
Từ chiều 7/9 đến hết ngày 8/9 trên khu vực phía Tây Bắc Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm. Riêng các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La 150-250mm, cục bộ có nơi trên 350mm.
Vì sao tác động của bão số 3 nếu vào Việt Nam dự báo có sức tàn phá lớn đến vậy, thưa ông?
Đây là cơn bão mạnh nhất trong 10 năm qua. Năm 2013, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Haiyan (tên gọi khác là bão Hải Yến) là một trong những cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới. Cơn bão này đổ bộ vào Philippines đầu tháng 11/2013, làm khoảng 6.300 người chết, gần 28.700 người bị thương và hơn 1.000 người mất tích tại Philippines.
Sau khi càn quét Philippines, bão Hải Yến đi vào Biển Đông với sức gió giật trên cấp 17. Cơn bão đã quét qua vùng biển các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình và đổ bộ vào Hải Phòng - Quảng Ninh của Việt Nam làm 18 người chết, 2 người mất tích, 93 người bị thương.
Chúng ta cần chuẩn bị như thế nào để ứng phó với cơn bão này?
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 86 chỉ đạo tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ do ảnh hưởng của bão. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 2 công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với bão.
Chiều 5/9, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và 12 bộ ngành liên quan để triển khai công tác ứng phó với siêu bão Yagi.
Các địa phương cũng đã ban hành công điện chỉ đạo; tổ chức trực ban, theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo và triển khai ứng phó với bão; cử đoàn công tác trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra, rà soát công tác ứng phó, trong đó tập trung phương án sơ tán dân, đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ sản xuất...
Cảm ơn ông!
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận