Quân sự

Tại sao Trung Quốc chỉ mua đúng 6 hệ thống tên lửa S-400?

20/04/2020, 16:30

Mạng Yandex ngày 19/4 đăng tải một ý kiến đáng chú ý, lý giải vì sau Trung Quốc chỉ mua đúng 6 hệ thống tên lửa S-400.

img
Tên lửa S-400.

Mạng Yandex của Nga ngày 19/4 đăng tải một ý kiến đáng chú ý, lý giải vì sau Trung Quốc chỉ mua đúng 6 hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga trong khi Ấn Độ sẽ mua để trang bị cho ít nhất 5 trung đoàn.

Bài viết được đăng tải trên mạng Yandex cho hay, dù Trung Quốc đang bước vào giai đoạn hiện đại, sở hữu tiềm năng quốc gia toàn diện, có ngành công nghiệp quân sự ở mức độ phức tạp cao nhưng một số thứ vẫn được Bắc Kinh nhập từ nước ngoài, đặc biệt là những vũ khí tối tân mà phía Nga đồng ý bán.

Chẳng hạn, 6 hệ thống tên lửa phòng không S-400 mà Trung Quốc đặt mua từ Nga đã tiêu tốn của Trung Quốc gần 3 tỷ USD Mỹ từ “kho” dự trữ ngoại hối. Nhiều người ở Nga và trên thế giới chắc chắn có nghi ngờ.

img
Vũ khí phòng không S-400.

Mỗi hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất có giá khoảng 500 triệu USD, rẻ chỉ bằng một nửa so với hệ thống tương ứng Patriot của Mỹ.

Một hệ thống S-400 bao gồm 72 xe phóng cùng 384 tên lửa và các trang bị khác đi kèm. Với 6 hệ thống S-400 mua của Moscow, quân đội Trung Quốc chỉ có thể trang bị đủ cho tối đa 2 trung đoàn với tổng cộng khoảng 432 xe phóng tên lửa và số tên lửa tương ứng tối đa là 2304 quả.

Vậy, tại sao chỉ mua 6 bộ hệ thống S-400, điều này có thực sự đủ để hiện đại hóa cho toàn bộ quân đội Trung Quốc?

Một hệ thống phòng không tích hợp S-400 chỉ là một thành phần nhỏ của một đơn vị phòng thủ cấp sư đoàn dù mỗi hệ thống có khả năng phóng cùng lúc 48 tên lửa vào các mục tiêu từ trên không của quân đội đối phương.

img
Radar của hệ thống S-400.

Tuy nhiên, so với Ấn Độ, một đối thủ tiềm tàng của Trung Quốc, số tên lửa S-400 của Bắc Kinh ít hơn. Ấn Độ sẽ mua của Nga tổng cộng 5 trung đoàn tên lửa S-400.

Mục tiêu của Trung Quốc thực sự không phải là sở hữu được S-400 “theo cách của người khác nghĩ”, bởi Trung Quốc hoàn toàn có khả năng nâng cấp các hệ thống phòng không Hồng Kỳ-9 (HQ-9) hiện có, vũ khí được xem là bản sao và hiện đại hóa hệ thống S-300PM do Nga chế tạo.

Trong khi đó, S-400 là một hiện đại hóa sâu sắc của tên lửa S-300PM. Đó là lý do tại sao Trung Quốc chỉ mua 6 hệ thống S-400. “Các chuyên gia của Trung Quốc có thể mổ xẻ, phân tích, thử nghiệm và đánh cắp các công nghệ quan trọng nhất của S-400”. – bài báo trên Yandex viết.

img
Tên lửa HQ-9.

Sau khi sao chép xong S-400, Trung Quốc sẽ có hệ thống Hồng Kỳ-10 mới (HQ-10) mới, sẽ trở thành một vũ khí phòng không tương tự giá rẻ, mang hồn cốt của tên lửa S-400.

Theo những tin tức tình báo, đến nay, tên lửa HQ-10 đã ở giai đoạn sản xuất hàng loạt tại Trung Quốc.

img
Tên lửa Hồng Kỳ-9 - bản sao của S-300.

Rõ ràng Trung Quốc đang đi trên con đường giảm sự lệ thuộc vào vũ khí và công nghệ của nước ngoài ít nhất có thể và Bắc Kinh đang cố gắng học hỏi từ các cường quốc chế tạo vũ khí hàng đầu thế giới một cách “hiệu quả và ít tốn kém nhất”.

Cần phải lưu ý rằng, S-400 đang là mẫu vũ khí Nga thành công nhất trên thị trường thế giới.

“Phản ứng của chính phủ Nga là vô cùng khó hiểu, tại sao không tăng hạn ngạch mua vũ khí với số lượng lớn hơn và chấm dứt kiểu bán các hệ thống vũ khí quan trọng, tiên tiến “một cách thô bạo” như hiện nay.

img
Tên lửa HQ-9 hiện đã được Bắc Kinh bán cho nhiều nước.

Việc “bán ít một” như đã bán cho Trung Quốc rất thiệt hại bởi công nghệ cốt lõi để chế tạo ra chúng thường đắt hơn nhiều”. – bài viết cảnh báo.

Trung Quốc đã trở thành đối tác nước ngoài đầu tiên mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Năm 2014, Moscow đã ký một hợp đồng bán hai trung đoàn S-400 cho Bắc Kinh.

Số tên lửa cho trung đoàn S-400 đầu tiên của Trung Quốc đã được Nga bàn giao vào mùa Xuân năm 2018.

img
Xe chở tên lửa HQ-9.

Quân đội Trung Quốc đã bắn thử thành công các máy phóng tên lửa thuộc trung đoàn S-400 đầu tiên này, nhắm trúng các mục tiêu khí động lực học và một mục tiêu đạn đạo.

Đến giữa tháng 7/2019, Nga hoàn thành việc giao nốt số tên lửa cho trung đoàn thứ hai của quân đội Trung Quốc. Chuyến hàng này được vận chuyển bằng đường thủy từ cảng Ust-Luga bên bờ biển Baltic.

Do đó, cũng giống như trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, việc chuyển giao các hệ thống S-400 cho Trung Quốc đã được hoàn thành sớm hơn vài tháng so thời hạn quy định trong hợp đồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.