Đường sắt đô thị

TP.HCM đề xuất Chính phủ thành lập Tập đoàn đường sắt đô thị

04/12/2024, 18:16

Tập đoàn đường sắt đô thị tại TP.HCM phục vụ phát triển đường sắt đô thị của thành phố, vùng, cả nước, hướng tới xuất khẩu sang các nước khu vực và thế giới.

Ngày 4/12, thông tin từ UBND TP.HCM cho biết, đơn vị này vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về ý kiến phục vụ họp Thường trực Chính phủ với đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM đến năm 2035.

TP.HCM đề xuất Chính phủ thành lập Tập đoàn đường sắt đô thị- Ảnh 1.

TP.HCM đề xuất Chính phủ thành lập Tập đoàn đường sắt đô thị. Ảnh: Mỹ Quỳnh

Theo đó, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm xây dựng và trình duyệt đề án phát triển công nghiệp đường sắt gắn với công nghiệp phụ trợ.

Đề án này chuẩn bị cho việc đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM cũng như các tuyến đường sắt khác trong tương lai, cả trong và ngoài nước.

Trường hợp được giao nghiên cứu phát triển công nghiệp đường sắt, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương xây dựng đề án thành lập Tập đoàn đường sắt đô thị.

Tập đoàn đường sắt đô thị sẽ sử dụng 100% vốn Nhà nước, trực thuộc UBND TP.HCM.

TP.HCM sẽ nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, mô hình một số thành phố của các nước có hệ thống đường sắt đô thị phát triển trên thế giới như Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản...

TP.HCM đề xuất Chính phủ thành lập Tập đoàn đường sắt đô thị- Ảnh 2.

Tập đoàn đường sắt đô thị phục vụ trong và ngoài nước.

Việc xây dựng đề án thành lập Tập đoàn đường sắt đô thị sẽ triển khai song song với tiến trình chuẩn bị đầu tư các dự án trong đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP.HCM đến năm 2035.

Trong đó, TP.HCM sẽ nghiên cứu, đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù để tập đoàn đường sắt đô thị được phép huy động vốn, được Nhà nước giao tổ chức thực hiện hoặc tự thực hiện các công tác thiết kế, quản lý dự án, đầu tư xây dựng; vận hành, khai thác; kinh doanh bất động sản khu vực vùng phụ cận nhà ga và depot theo mô hình TOD; kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt.

Thành phố đặt mục tiêu từng bước xây dựng Tập đoàn đường sắt đô thị ngày càng lớn mạnh, đủ năng lực về vốn, công nghệ và quản trị doanh nghiệp.

Từ đó, vươn mình phát triển công nghiệp đường sắt, phục vụ cho thành phố, vùng, cả nước, hướng tới xuất khẩu sang các nước khu vực và trên thế giới.

Dự kiến ngày 22/12. tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ vận hành chính thức sau hơn 12 năm khởi công. Tuyến metro số 1 có chiều dài 19,7km (bao gồm đoạn 2,6km đi ngầm và 17,1km đi trên cao), tương ứng với 3 ga ngầm và 11 ga trên cao.

Vé lượt của tuyến Metro số 1 dao động từ 7.000 - 20.000 đồng (tùy theo quãng đường) đối với người dùng tiền mặt. Còn người dân mua vé lượt không dùng tiền mặt, mức giá vé dao động 6.000 - 19.000 đồng.

TP.HCM đột phá với TOD dọc metro, đường vành đaiTP.HCM đột phá với TOD dọc metro, đường vành đai

TP.HCM đang xây dựng chiến lược phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) dọc các tuyến metro và đường Vành đai 2, 3. Việc này không chỉ giảm áp lực giao thông, còn đặt nền móng xây dựng môi trường sống hiện đại, tiện lợi.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.