Ông Hoàng Mạnh Chiến, nguyên Cục phó cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng, Bộ Công An. |
Chia sẻ tại tọa đàm “Cơ chế bảo vệ nhà báo tác nghiệp” sáng nay 12/6, tại Khuyên Club do Diễn đàn Nhà báo trẻ tổ chức, ông Hoàng Mạnh Chiến cho biết việc cản trở nhà báo tác nghiệp không chỉ liên quan đến Luật hình sự.
Theo ông Chiến, ở góc độ Luật hình sự, việc tra cứu khá đơn giản, nhưng việc để các vụ việc cản trở nhà báo tác nghiệp có tính hình sự hay không lại là chuyện khác.
Ông Chiến cho biết, việc hành vi đánh, cướp máy quay của 2 phóng viên Báo Giao thông có thể kiến nghị cơ quan công an đổi tội danh sang “cản trở người thi hành công vụ”.
Cụ thể: PV Báo Giao thông là người của Bộ GTVT, là người đi ghi nhận những vụ việc liên quan đến việc sử dụng ngân sách của nhà nước, xe quá tải gây hư hại đường xá, mà đường xá là ngân sách nhà nước, là thuế của dân.
Hiện tại, ông Chiến cho rằng, dư luận quan tâm đến việc cản trở người thi hành công vụ, mức hình phạt có thể tương thích, nhưng bản chất của vụ việc, bản chất của hành vi phạm tội bị thay đổi.
Để tổng hợp hình phạt đối với vụ việc đánh, cướp máy quay của 2 phóng viên Báo Giao thông cần chiếu theo điều 143 bộ Luật hình sự. Theo điều 143, việc hủy hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác cộng với “cố ý gây thương tích” là tình tiết tăng nặng.
Điều 143 cho thấy, chỉ riêng tội cố ý hủy hoại tài sản của “nhà báo, phóng viên đang làm công vụ”, tổng hợp hình phạt tội này là từ 2-7 năm.
Nếu không tách được tội mà xử “cướp tài sản” thì hình phạt sẽ rất thấp, và bản chất tội phạm cũng thay đổi, sẽ làm giảm tính răn đe đối với những đối tượng muốn cản trở hoạt động của báo chí.
Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; c) Gây hậu quả nghiêm trọng; d) Để che giấu tội phạm khác; đ) Vì lý do công vụ của người bị hại; e) Tái phạm nguy hiểm; g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận