Lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, cải bó xôi hay còn gọi rau chân vịt, rau bina, được đánh giá là "vua của các loại rau". Đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá công dụng chữa bệnh, phòng bệnh của cải bó xôi.
Loại rau này chứa 35 dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, E, nguồn omega-3 thực vật tốt cho con người. Loại rau này chứa lathykoid giảm cảm giác thèm ăn giúp bạn giảm cân. Rau còn chống loãng xương vì chứa nhiều kali, mangan, magie, canxi.
Cải bó xôi có thể dùng để xào, nấu canh, xay uống... đều rất ngon. Loại rau này tốt cho cả người lớn, trẻ em, đặc biệt người bị bệnh ung thư, tim mạch.
Cải bó xôi là loại rau thơm ngon chứa siêu nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu cách kết hợp cải bó xôi với thực phẩm gì trong quá trình chế biến khiến cơ thể vô tình tích tụ độc tố.
Cải bó xôi là rau gì?
Trước khi tìm hiểu cải bó xôi kỵ với gì, bạn cần biết một số thông tin về loại rau này. Cải bó xôi hay còn có tên gọi khác là rau bina, rau chân vịt, thuộc họ rau dền và có nguồn gốc từ Ba Tư. Tại Việt Nam, cải bó xôi được trồng nhiều nhất ở các tỉnh khu vực miền Trung.
Rau bina có màu xanh đậm, lá to mềm, ngọt thơm nên rất được ưa chuộng trong ẩm thực. Bạn có thể chế biến cải bó xôi bằng cách nấu canh, xào, làm nước ép, sinh tố… Loại rau này rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g cải bó xôi chứa ít carbs nhưng nhiều chất xơ không hòa tan. Loại chất xơ này có lợi cho quá trình tiêu hóa, cụ thể là ngăn ngừa táo bón. Cải bó xôi cũng là loại rau cực kỳ giàu chất dinh dưỡng. Nó chứa một lượng lớn caroten, vitamin K, vitamin C, axit folic, sắt và canxi.
Những hợp chất thực vật quan trọng có trong cải bó xôi bao gồm: lutein, kaempferol, nitrat, quercetin và zeaxanthin – còn được gọi là flavonoid. Flavonoid là hợp chất có thể giúp bảo vệ bạn chống lại bệnh ung thư, cũng như các bệnh về tim mạch và viêm nhiễm.
Bạn cần biết rau cải bó xôi kỵ với gì để tránh phá hủy những dưỡng chất quan trọng trong quá trình chế biến.
Lợi ích sức khỏe của cải bó xôi
1. Chống lại stress oxy hóa
Ngoài nhiều vitamin và khoáng chất, rau bina còn cung cấp chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa nguy cơ ung thư và tiểu đường. Đó là nhờ các hợp chất thực vật có trong cải bó xôi có tác dụng ngăn ngừa tổn thương oxy hóa và giảm tác hại mà nó gây ra.
2. Hỗ trợ sức khỏe não bộ
Cải bó xôi kỵ với những gì? Tác dụng chống viêm của rau bina làm cho nó trở thành “ứng cử viên” chính để bảo vệ não bộ, đặc biệt là ngăn ngừa lão hóa.
Một nghiên cứu cho thấy những người ăn một đến hai khẩu phần rau bó xôi hàng ngày tăng khả năng nhận thức giống như những người trẻ hơn khoảng 7,5 tuổi so với tuổi thực của họ.
3. Ổn định huyết áp
Cải bó xôi chứa một lượng lớn nitrat, đã được chứng minh là giúp ổn định huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nitrat làm giãn mạch máu. Điều đó cải thiện lưu lượng máu và giảm bớt căng thẳng cho tim.
4. Bảo vệ mắt
Cải bó xôi kỵ với gì? Loại rau này giàu zeaxanthin và lutein, là những caroten tạo màu cho rau. Mắt người cũng chứa lượng lớn các sắc tố này, giúp bảo vệ mắt bạn khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời gây ra.
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng zeaxanthin và lutein có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Đây là những nguyên nhân chính gây mù mắt.
5. Ngăn ngừa ung thư
Cải bó xôi chứa 2 thành phần MGDG và SQDG có thể làm chậm quá trình phát triển ung thư.
Trong một nghiên cứu, các hợp chất này giúp làm chậm sự phát triển khối u ở cổ tử cung, giảm kích thước khối u. Một số nghiên cứu còn cho thấy có một liên quan giữa việc ăn rau bina với giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Cải bó xôi kỵ với gì?
Như đã nói ở trên, để phát huy tối đa chất dinh dưỡng có trong rau bina, bạn cần biết cải bó xôi kỵ với những gì? Nắm rõ vấn đề về loại rau này sẽ giúp bạn biết cách kết hợp sao cho an toàn với sức khỏe.
1. Không nấu với tôm
Cải bó xôi có hàm lượng axit phytic cao. Trong khi đó, tôm là loại thực phẩm giàu canxi. Nếu nấu chung cải bó xôi và tôm thì 2 dưỡng chất sẽ kết hợp tạo thành muối ăn. Muối ăn không chỉ ức chế quá trình hấp thụ canxi của cơ thể mà còn đào thải các dưỡng chất tốt ra khỏi cơ thể.
2. Không ăn cùng đậu phụ
Mặc dù cải bó xôi và đậu phụ đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn không thể kết hợp khi nấu ăn. Nguyên nhân là vì 2 loại thực phẩm đều có tác dụng làm mát cơ thể. Trong đó, cải bó xôi giúp bổ máu, tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày. Còn đậu phụ góp phần đào thải độc tố gây hại, thanh lọc cơ thể.
Ăn chung cải bó xôi và đậu phụ có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy cấp. Nhất là với những người hay bị đau dạ dày thì không nên ăn chung 2 loại thực phẩm này.
3. Không dùng với sữa đậu nành
Hạt đậu nành chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Thế nhưng, một số vitamin dồi dào trong cải bó xôi sẽ làm cản trở quá trình giải phóng các nguyên tố vi lượng, làm giảm giá trị dinh dưỡng của đậu nành.
Ngoài ra, cải bó xôi còn siêu giàu sắt và hàm lượng axit oxalic lớn. Nếu kết hợp với chất béo, đạm, canxi trong sữa đậu nành sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của những chất này, nhất là canxi.
4. Không ăn cùng khoai lang
Cải bó xôi và khoai lang đều chứa nhiều axit phytic. Hợp chất dễ tác dụng với canxi có sẵn trong cơ thể tạo thành muối mặn, từ đó ức chế quá trình hấp thụ canxi, đồng thời đào thải những dưỡng chất quan trọng ra khỏi cơ thể.
Vậy nên khi kết hợp nấu nướng các món ăn từ cải bó xôi thì bạn không nên nấu chung với khoai lang để tránh những phản ứng phụ không mong muốn.
5. Không kết hợp với bí đỏ
Nếu bạn vẫn chưa biết cải bó xôi kỵ thực phẩm gì thì bí đỏ chính là câu trả lời. Chúng ta đã biết rau bina chứa rất nhiều vitamin C. Trong khi đó, khoai lang chứa hàm lượng lớn enzyme có khả năng phân giải vitamin C.
Nếu bạn kết hợp ăn cải bó xôi cùng bí đỏ sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của vitamin C đấy nhé.
6. Không nấu với thịt lươn
Cải bó xôi không nên nấu nhiều với thịt lươn vì cũng có thể gây tiêu chảy. Vậy nên trước khi chế biến các món ăn từ cải bó xôi, bạn cần tìm hiểu thật kỹ xem cải bó xôi kỵ với những gì để chế biến phù hợp, tránh thất thoát chất dinh dưỡng.
Đặc biệt, cải bó xôi nấu với thịt bò hay thịt gà cũng đều rất ngon lành, thanh mát. Các dưỡng chất cũng được đảm bảo khi bạn kết hợp chúng với nhau đấy.
Những cách chế biến cải bó xôi
1. Nước ép cải bó xôi
Nguyên liệu:
• 500g cải bó xôi
• Một chút muối.
Thực hiện:
• Cắt bỏ cuống cải bó xôi, đem ngâm với nước muối rồi rửa sạch, để ráo nước và cắt khúc.
• Cho cải bó xôi vào máy ép lấy nước cốt. Cho đến khi hết nguyên liệu là bạn đã có ngay món nước ép cải bó xôi “thần thánh” rồi đấy.
• Có thể bỏ nước ép vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút trước khi thưởng thức thức uống thơm ngon này nhé.
2. Sinh tố xoài chuối cải bó xôi
Nguyên liệu:
• 1 quả chuối chín
• 1/2 quả xoài chín
• 100g cải bó xôi
• 200ml sữa tươi không đường
Thực hiện:
• Lột vỏ chuối, cắt khoanh tròn. Xoài gọt vỏ, bỏ hạt rồi cắt miếng nhỏ. Cải bó xôi rửa sạch, để ráo nước và cắt miếng nhỏ.
• Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay sinh tố xay trong 1 – 2 phút cho đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn. Sau đó chỉ cần rót sinh tố ra ly và thưởng thức.
3. Canh cải bó xôi thịt heo bằm
Nguyên liệu:
• 100g thịt thăn heo
• 1/2 bó cải bó xôi
• Hành lá, tỏi, dầu ăn, muối.
Thực hiện:
• Thịt heo rửa sạch rồi đem băm nhuyễn. Ướp thịt heo cùng hành lá, tỏi và chút gia vị cho thấm trong 10 phút.
• Cải bó xôi cắt gốc, rửa sạch, để ráo rồi cắt khúc nhỏ.
• Bật bếp lên, cho dầu ăn rồi sau đó là thịt heo vào xào cho thơm. Đến khi thịt săn lại thì cho nước lọc vào đun sôi.
• Nước sôi cho cải bó xôi vào nấu nhanh, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Thế là đã có món canh cải bó xôi thanh mát, ngọt thanh ăn cùng cơm nóng rất hấp dẫn.
Những lưu ý khi ăn cải bó xôi
Mặc dù bạn đã nắm rõ được cải bó xôi kỵ với gì nhưng cách chế biến cũng rất quan trọng.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sau khi nấu rau bina bằng nhiều phương pháp khác nhau, hàm lượng lutein của rau giảm dần. Nếu nấu ở nhiệt độ cao, hàm lượng lutein sẽ giảm đáng kể chỉ sau 2 phút. Vậy nên, bạn không nên nấu rau bina quá chín.
Hãy thử kết hợp cải bó xôi sống vào món sinh tố hoặc kết hợp với chất béo lành mạnh như bơ hoặc bơ hạnh nhân. Khi bạn cắt rau bina thành từng miếng nhỏ, lutein sẽ tiết ra từ lá. Và ăn cùng chất béo lành mạnh sẽ tăng khả năng hấp thụ chất chống oxy hóa chống lại các bệnh về mắt.
Ai nên hạn chế ăn rau chân vịt?
Bên cạnh thông tin cải bó xôi kỵ nấu với gì thì bạn cũng nên biết loại rau này có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người.
Rau bina chứa nhiều canxi và oxalate, vì vậy những người bị sỏi thận nên hạn chế ăn. Loại rau lá xanh này cùng rất giàu vitamin K1, không tốt với những người dùng thuốc làm loãng máu.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận