Đề xuất đánh thuế tài sản, trong đó có đánh thuế căn nhà thứ hai đang gây ra nhiều tranh cãi. Ảnh minh hoạ: LTh |
Phát biểu tại Tọa đàm "Hai kịch bản từ việc đánh thuế sở hữu nhà ở thứ 2" sáng nay (7/9), ông Phụng cho biết, bất động sản (BĐS) là tài sản hiện hữu, ai cũng có thể thấy được. Do đó, về lâu dài cần có một đạo luật để đánh thuế tài sản, trong đó có BĐS.
“Tôi cũng lấy làm tiếc trong 12 năm qua chưa có đạo luật nào về đánh thuế tài sản BĐS”, ông Phụng nói.
Mới đây, Bộ Tài chính cho biết sẽ nghiên cứu, xây dựng Luật thuế tài sản, trong đó có việc đánh thuế nhà ở thứ 2 trở lên nhằm hạn chế đầu cơ và sử dụng BĐS lãng phí.
Bộ Tài chính lý giải, dù hiện nay có nhiều khoản thu liên quan đến BĐS thông qua các chính sách thuế, phí và lệ phí nhưng chưa có thuế tài sản hoặc thuế BĐS như thông lệ quốc tế. Trong khi ở nhiều quốc gia, thu từ thuế tài sản là nguồn thu chủ yếu của ngân sách.
Mặc dù vậy, ý kiến của Bộ Tài chính đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, nhất là giới đầu tư BĐS.
Phản đối việc đánh thuế với BĐS thứ hai, ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, cần phải cẩn thận với trường hợp của Việt Nam. Ông này phân tích, mục đích đánh thuế BĐS thứ hai là khi cung - cầu chưa gặp nhau, thị trường phát triển quá nóng nên cần áp dụng chính sách thuế để cân bằng. Nhưng tại Việt Nam, thị trường BĐS đang phát triển lành mạnh. Và khi đánh thuế BĐS thứ hai sẽ làm giảm sức mua của nhà đầu tư.
Mặt khác, Việt Nam đang mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài mua nhà và đầu tư vào thị trường BĐS. “Chính vì vậy, ở góc độ doanh nghiệp, chúng tôi nghĩ không nên đưa thêm những chính sách mang tính thắt chặt, giảm sự hứng thú của nhà đầu tư nước ngoài với BĐS Việt Nam”, Matthew Powell nói.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận