Bên cạnh hương vị thơm ngon, quả bí đỏ (bí ngô) còn vô cùng bổ dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng có nhiều lưu ý khi ăn thực phẩm này để tránh làm mất nguồn dinh dưỡng và gây hại cho sức khỏe.
Bí đỏ có thành phần dinh dưỡng dồi dào, bí đỏ được người Nhật xếp vào nhóm thực phẩm giúp "trường sinh bất lão".
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, quả bí đỏ có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe, có nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin như: alanine, valin, leucin, cystin, lysin…
Trong 100g bí đỏ có 0,9g protein, 5–6g gluxit, gồm rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, C và E, đồng thời là nguồn vitamin B1, B2, B5, B6, folate và nhiều khoáng chất khác.
Với thành phần dinh dưỡng dồi dào, bí đỏ được người Nhật xếp vào nhóm thực phẩm giúp "trường sinh bất lão".
Đối với bà bầu, ăn bí đỏ sẽ giúp thai kì phát triển mạnh mẽ về thể chất lẫn não bộ, còn đối với trẻ ăn dặm sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, nhịp nhàng hơn.
Với vị ngọt tự nhiên, nhiều người nhầm tưởng bí đỏ chứa nhiều đường và tinh bột. Tuy nhiên, đây là một cách hiểu sai về thực phẩm này.
Trong bí đỏ có hàm lượng sắt cao, các chất muối khoáng, giàu vitamin và các axít hữu cơ tốt cho cơ thể.
Đây là một thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm người Việt, ăn tốt nhất vào mùa hè và mùa thu.
Mặc dù nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để phát huy được hết giá trị dinh dưỡng đó, khi ăn cần chú ý những điều sau đây: Nguy cơ ăn bí đỏ liên tục sẽ gây vàng bàn tay, bàn chân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần.
Nguyên do là trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu bạn ăn nhiều, chất này không kịp tiêu hóa, sẽ dự trữ ở gan và dưới da. Do đó, sẽ khiến cho chóp mũi lòng bàn tay, bàn chân dễ có màu vàng.
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh – nguyên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội chia sẻ thêm, không nên ăn hạt bí đỏ nhiều bởi hạt bí đỏ có khả năng tẩy giun.
Hạt bí đỏ có tác dụng tẩy giun.
Ăn bí đỏ để lâu dễ lên men
Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Ăn bí đỏ khi bị rối loạn tiêu hóa
Một lưu ý nữa cho bạn đó là người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ trong bí đỏ quá cao, không tốt cho tình trạng bệnh.
Bảo quản trong tủ lạnh gây ngả màu mất an toàn
Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.
Ăn bí đỏ già để lâu chứa đường cao
Không nên ăn bi đỏ già để lâu, vì khi để lâu bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Bí đỏ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng những không nên ăn quá nhiều.
Ngoài ra còn một số lưu ý khác khi ăn bí đỏ như:
Không nên nấu với dầu ăn vì nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí đỏ có nghĩa là bạn đang làm giảm những dưỡng chất của chúng. Vì vậy, thay vì rán hoặc xào, nên chế biến theo cách luộc, nướng hoặc hấp.
Sau khi gọt vỏ, cắt bí đỏ, rửa sạch cần nấu ngay, tránh để quá lâu ở môi trường ngoài sẽ làm thất thoát thành phần dinh dưỡng. Khi nấu chín, nên ăn ngay khi còn ấm để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ nhất.
Đối với trẻ em, không nên cho trẻ ăn bí đỏ quá thường xuyên vì dễ làm dư thừa caroten.
Người đang dùng thuốc nên tham khảo bác sĩ trước khi ăn bí ngô bởi loại thực phẩm này có tác dụng lợi tiểu, nó có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc như lithium.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận